Hàm
lượng protein có trong yến sao rất cao, bao gồm 18 loại axit amin
cùng 31 nguyên tố vi lượng quan trọng, những chất dinh dưỡng acid amin như
amide, humin, arginine, cystine, histidine và lysin có tác dụng thúc đẩy quá
trình tái tạo tế bào, cực tốt cho phổi và hệ tiêu hóa của trẻ cùng
với đó là những chất bổ sung có tác dụng tăng cường thể lực cho trẻ
như: canxi, sắt, kali, magie… Đối với
những trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trẻ đang bị ho thì tổ yến chính là
thực phẩm bổ dưỡng nhất.
Cách chế biến tổ yến cho trẻ nhỏ:
Bởi vì
trẻ em và người không có khẩu vị giống nhau cho nên khi pha yến cho trẻ các mẹ
cần chú ý để khẩu vị của các con. Ví dụ như bé thích ăn những thứ có vị ngọt
thì mẹ nên chế biến yến thành những món như sau:
Yến
chưng đường phèn và gừng
Yến sau
khi cho vào nước ngâm cho nở thì bỏ vào tô, cho một ít đường phèn và vài lát
gừng vào, đổ nước ngập khoảng 1/4 rồi cho tô yến vào nồi inox chưng. Khi nào
thấy yến nở đều và có mùi đặc trưng thì lấy ra. Bạn cũng có thể bỏ gừng vào sau
cũng được.
Nhiều
mẹ vẫn thường thắc mắc rằng trong chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi có
nên bổ sung váng sữa? Liệu đây có là thời điểm thích hợp để con hấp thu những
dưỡng chất dồi dào từ váng sữa. Bải viết sau đây sẽ cung cấp cho…
Yến
chưng mật ong và đường phèn
Nếu như
có tổ yến tươi thì cho vào nồi chưng luôn, còn nếu như phải ngâm cho nở thì để
cho yến nở ra rồi cho vào tô, đổ mật ong và một ít đường phèn vào
chưng cùng lúc. Khi nào các bạn có nghe thấy mùi thơm đặc trưng thì lấy ra.
Mặc dù
có rất nhiều cách để chế biến yến cho bé, tuy nhiên bố mẹ cũng phải chú ý quan
sát bé nhà mình như thế nào, xem bé có phù hợp với cách chế biến đó hay không?
Tổ yến
có tác dụng vô cùng to lớn như vậy nhưng không có nghĩa là cho bé ăn tùy tiện,
vì đúng thời điểm thích hợp thì yến mới phát huy hết tác dụng của mình.
Riêng
đối vơi trẻ em thì nên cho ăn yến vào những thời điểm như sau:
- Đối với những em bé dưới 1 tuổi thì không nên cho ăn yến.
- Đối với trẻ từ 1-3 tuổi có thể dùng tổ yến bằng cách chưng (như hướng dẫn ở trên) hoặc xay chung với sữa để trẻ ăn dần dần. Vào giai đoạn này yến có tác dụng giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, ăn ngủ tốt hơn, có khả năng chống lại các bệnh về hô hấp. Liều dùng cho bé là 25 -50g yến một tháng, chia đều 3 lần/ tuần.
- Đối với trẻ từ
3-10 tuổi: Ở độ tuổi này bé hay mắc một số bệnh về hô hấp, do thay đổi
thời tiết chính vì vậy mà các bà mẹ nên cho trẻ ăn đều đặn hằng tháng để
tăng hệ miễn dịch, đồng thời giúp não bộ của bé phát triển nhanh.
Có
rất nhiều lưu ý khi ăn bưởi mà chúng ta cần phải quan tâm nếu không
muốn bưởi gây tác động xấu đến sức khỏe của mình. Bưởi
được nhiều người ưa chuộng trong các loại trái cây khác nhau vì
nhiều công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.…
Ngoài
tác dụng tích cực cho em bé như vậy thì yến còn có tác dụng hữu hiệu đối với
phụ nữ mang thai: tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp cho mẹ ngăn
ngừa những dấu hiệu của ốm nghén, ngăn ngừa tình trạng bị nứt da, đặc biệt
mẹ bầu ăn tổ yến có tác dụng giữ dáng. Như vậy mẹ bầu sẽ không lo lắng bị mất
dáng sau khi sinh.
Khi mẹ
bầu ăn tổ yến còn có tác dụng tích cực cho em bé, em bé sau khi sinh
ra thông minh hơn. Bởi vì trong tổ yến có thành phần kẽm, canxi, chất
béo và rất nhiều Vitamin khác cho nên mẹ bầu ăn tổ yến có tác dụng
tích cực đến thai nhi trong bụng. Như vậy tổ yến có tác dụng cho cả
mẹ và bé.
Như vậy
đã có đáp án cho câu hỏi: Nên cho bé ăn yến vào lúc nào thì phù hợp nhất?
Bố mẹ hãy bỏ túi những kinh nghiệm trên đây để biết cách chăm sóc các con
của mình nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét