Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Cho trẻ dùng tổ yến vào thời gian nào là hợp lý?


Tổ yến là một trong những giải pháp bổ dưỡng, bổ sung chất dinh dưỡng toàn diện cho trẻ nhỏ. Với hơn 31 khoáng chất có trong thành phần tổ yến, với lợi thế là thực phẩm thiên nhiên. Nên tổ yến dễ dàng hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể, bổ sung năng lượng giúp trẻ hấp thụ đầy đủ, tăng cường sức đề kháng để cơ thể ngày càng khỏe mạnh. Tổ yến là một trong những món ăn tốt sức khỏe cho trẻ em.
Cho trẻ dùng tổ yến vào thời gian nào là hợp lý?

Trẻ em là đối tượng rất cần bổ sung chất đầy đủ. Ngoài việc đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé, từ lâu, tổ yến được nhiều bà mẹ chọn làm thực phẩm bồi bổ thể lực và trí lực cho trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy tổ yến rất tốt cho trẻ em bởi tổ yến giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu acid amin, tổ yến còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong tổ yến như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng tổ yến thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 3-4g/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.Liều lượng dùng khoảng 5-7g/ngày.

Vào thời gian nào nên cho bé ăn tổ yến?

Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô không đúng cách mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến.Vì vậy, nên chọn yến sào đã làm sạch của thương hiệu uy tín để chưng nấu thay vì mua yến thô về tự làm sạch.
Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế. Thị trường có nhiều sản phẩm tổ yến để chọn lựa chế biến cho bé ăn hàng ngày, nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, sản phẩm không dùng chất bảo quản.
Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh bổ sung tổ yến, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò,sau đó mới tăng liều lượng.

Cách bảo quản tổ yến để sử dụng được lâu

Bảo quản tổ yến không đúng cách có thể làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của tổ yến, đồng thời còn có thể gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm.
Chúng ta cần lưu ý: Tổ yến phải được cất giữ nơi khô ráo và thoáng mát, tránh đặt nơi quá kín và nóng dễ tạo sự ẩm mốc cho sản phẩm; Tránh để tổ yến nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp (hoặc qua cửa kính), năng lượng của ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của yến.
Tổ yến sau khi ngâm nước, bạn có thể không sử dụng hết một lần. Phần còn lại, bạn nên để ráo nước, cho vào hộp hoặc chén có nắp đậy, cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng lần sau, song không nên để quá 2 ngày; Nếu bạn dự định sử dụng phần còn lại đó lâu hơn, bạn nên bọc bằng nylon gói thực phẩm, sau đó tiếp tục gói trong giấy foil (giấy nhôm bọc thực phẩm) và để vào ngăn đông. Việc bọc kỹ như thế sẽ giúp tránh oxy xâm nhập và tránh bị đá đong tuyết bên ngoài thực phẩm. Cách này có thể giúp bảo quản thực phẩm trong vài tháng.
Cho trẻ dùng tổ yến vào thời gian nào là hợp lý? 1

Nếu thấy tổ yến đã chuyển sang màu đen thì có nghĩa sản phẩm đã bị hư hỏng do vi khuẩn xâm nhập hoặc đã bị oxy hóa quá nhiều, khi đó ta không nên sử dụng. Để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng, khi bảo quản tổ yến, chúng ta cần hết sức lưu ý giữ sản phẩm trong môi trường sạch, thoáng mát như đã nói ở trên và cần thường xuyên quan sát cẩn thận.
Đọc thêm  Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên uống sữa nhập hay sữa nội?
Tuy tổ yến sạch có thể lưu giữ rất nhiều năm, nhưng nếu để quá lâu vẫn có thể có nguy cơ bị mất chất, biến chất bất kỳ lúc nào khi chúng ta sơ suất trong bảo quản. Do vậy, nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên cứ đem cất giữ từ năm này qua năm khác.Hoặc chỉ nên mua một lượng vừa đủ dùng trong thời gian ngắn.

Chế biến tổ yến cho bé như thế nào?

Chế biến tổ yến có nhiều cách nhưng dùng cách đơn giản và dễ ăn nhất đó là chưng tổ yến với đường phèn chưng cách thủy sẽ giúp giữ đầy đủ dưỡng chất có trong tổ yến mà không bị mất đi khi chế biến.
Bước 1: Chọn tổ Yến sạch, thật. Bạn cần phải mua Yến có xuất xứ đàng hoàng và là yến thật nguyên chất.
Bước 2: Ngâm Yến vào nước sạch
  • Nếu là Yến thô: ngâm khoàng 30 phút đến 1 tiếng, sau đó bạn lặt sạch lông  và các chất bẩn trong tổ yến, lọc Yến khoảng 2 lần để sạch nhất có thể.
  • Nếu là Yến tinh: ngâm khoàng 15-20 phút cho Yến nở bông. Sau đó lọc lấy phần Yến để ráo nước
Bước 3: Chưng Yến – đây là bước quan trọng nhất
Bạn đổ Yến đã ngâm vào nước đường. Lưu ý rằng đổ Yến vào tô đầy khoảng 80% tô để khi nở Yến không bị tràn ra ngoài. Chưng cách thủy từ 15-20 phút. Chỉ nên chưng trong khoảng thời gian này. Vì nếu lâu hơn sẽ làm chất dinh dưỡng bị bay đi theo hơi nước.
Bước 4: Tắt bếp và cho đường phèn theo khẩu vị của bé
Có thể bỏ một vài lát gừng trong lúc chưng để tăng hương vị và giảm tính hàn cho Tổ yến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét